OKRs – Cuộc gặp gỡ của ý tưởng và sức mạnh

Đăng bởi Android Vietnam | 27-04-2022

Tổng quan về OKRs

OKR (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản trị mục tiêu. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng OKR kết hợp với KPI.

OKR ra đời xoay quanh 2 câu hỏi khác nhau: 

  • Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?
  • Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào?

 

Tại sao AMOBEAR lựa chọn OKRs?

Các OKRs được phác thảo rõ ràng 

OKRs cho ban lãnh đạo thấy rõ ràng điều nào là quan trọng, mục tiêu nào cần ưu tiên. Tất cả đều rất ngắn gọn, có thể trình bày rõ ràng chỉ trong vài dòng, dễ dàng để truyền tải tới một lượng lớn nhân viên tại Amobear. 

Đây chính là một trong những đặc trưng ưu thế của OKRs, luôn rõ ràng, minh bạch – lý do chính yếu để chúng tôi áp dụng OKRs trong mô hình quản lý của công ty để xác định mục tiêu và các kết quả then chốt của mình.

OKRs giúp liên kết chặt chẽ 

OKRs được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau: cá nhân, phòng ban và công ty. Hệ thống OKRs sẽ kết nối các mục tiêu nhỏ đến sứ mệnh chung, liên kết chặt chẽ các mục tiêu với nhau để nhằm đạt được mục tiêu lớn nhất quan trọng nhất cấp toàn công ty.

Với OKRs, mọi thành viên trong công ty sẽ cùng tập trung vào một mục tiêu: hỗ trợ hoàn thành OKRs lớn của quý, tạo ra sự liên kết rất chặt chẽ.

Điều này giúp chúng tôi tăng hiệu suất lên mức tối đa và nhanh chóng đạt được mục tiêu hơn.Bên cạnh đó, quy trình OKRs cũng giúp nhân viên có thể ghi nhớ được những điều họ đã làm cho công ty. Từ đó mà thấy được bản thân như một mắt xích quan trọng, không thể tách rời trong sự vận hành tổng thể của Amobear.

OKRs quản lý được các mục tiêu đang diễn ra 

Với công cụ CFRs trong vận hành OKRs, các hoạt động trao đổi, phản hồi, công nhận luôn được diễn ra, giúp quy trình quản lý công việc liên tục. Việc theo dõi thực hiện OKRs định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý giúp quản lý các mục tiêu đang diễn ra. 

Hơn nữa với tính minh bạch của các OKRs, tiến trình thực hiện OKRs cá nhân, phòng ban, công ty luôn được công khai và cập nhật ở các kênh thông tin nội bộ.Nhờ đó, mọi nhân viên trong công ty luôn theo dõi được tình trạng, tiến độ thực hiện của nhau, khiến tinh thần thực hiện OKRs được đẩy cao hơn, nghiêm túc và hào hứng hơn. 

 

Chúng tôi xây dựng OKRs như thế nào?

Đối với Objective:

  • Mỗi cấp độ trong tổ chức (công ty, phòng ban và cá nhân) nên có từ 3 đến 5 mục tiêu.
  • Objective cần có đích đến rõ ràng, cụ thể, tránh sự mơ hồ (Ví dụ: phát triển quan hệ khách hàng tại các chi nhánh Nha Trang) thay vì để mập mờ (Ví dụ: phát triển quan hệ khách hàng miền Nam).
  • Objective nên được thiết lập vượt quá khả năng bình thường đạt được. Điều này sẽ tạo cảm giác khó khăn, ưa chinh phục, độ quyết tâm cũng cao hơn.

Đối với Key Result: 

  • Nhất định phải đo đếm được (Ví dụ như: “Kết nối được với 10 khách hàng” thay vì “Tăng cường kết nối với nhiều khách hàng hơn”).
  • Tổng hợp các bước nhỏ để thực hiện mục tiêu, vậy nên đạt được kết quả then chốt có giá trị hơn là đạt được mục tiêu.
  • Miêu tả cụ thể, rõ ràng sản phẩm đầu ra  (Ví dụ như: “Nộp báo cáo phễu chuyển đổi” thay vì “Phân tích hiệu suất của phễu chuyển đổi”

Quy trình triển khai OKRs tại AMOBEAR:

Cách xây dựng OKR được trình bày trong hình trên, bao gồm 4 bước sau: 

  • Hoạch định

Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định rõ vì sao cần OKR, xác định phạm vi, lập kế hoạch triển khai và xác định các phương thức hỗ trợ.

  • Triển khai

Ở giai đoạn triển khai, cần đào tạo nhận thức cho nhân viên, làm rõ liên kết từ chiến lược đến OKR, lập mục tiêu và kết quả then chốt cấp công ty và truyển thông. Sau đó các bộ phận có thể lập Mục tiêu và Kết quả then chốt của bộ phận. Lưu ý các mục tiêu phải đảm bảo tính “thách thức”, sao cho các bộ phận đạt được 70% mục tiêu hoặc kết quả then chốt là coi như “đạt mục tiêu”.

  • Kiểm soát

Quyết định tần suất kiểm tra (check-in), có thể là theo tuần/tháng hoặc quý. Các cuộc họp check-in là cơ hội để các thành viên trao đổi về những vẫn đề trong quá trình tiến tới mục tiêu hoặc kết quả then chốt và điều chỉnh khi cần thiết. Truyền thông thường xuyên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của OKR.

  • Điều chỉnh

Xem lại các mục tiêu và kết quả then chốt đã đặt ra và mức độ hoàn thành các mục tiêu và kết quả then chốt đó. Nếu các mục tiêu và kết quả then chốt có thể đạt được khá dễ dàng, có thể phải tăng mức độ thách thức của mục tiêu.

Ví dụ về mục tiêu và kết quả then chốt trong lĩnh vực Marketing

Mục tiêu (Objective) : Thu hút 3,000 người dùng mới cho ứng dụng điện thoại mới ra mắt trong vòng 1 tháng.

Kết quả then chốt (Key result)

  1. Tỷ lệ tải xuống tăng 20%, đạt mức 100 lượt tải xuống mỗi ngày.
  2. Đạt mức rating 4.5+ tại app store
  3. Xuất hiện trên 4 tạp chí công nghệ (Mashable, Techcrunch, PC world, Wired)

Với mỗi tổ chức, việc đo lường hiệu quả hoạt động là điều quan trọng. Quản trị hiệu suất giúp cụ thể hóa mục tiêu thành những con số biết nói. Từ những thông số này, ban lãnh đạo có thể xem xét điểm tốt và điểm thiếu sót trong quá trình vận hành để có kế hoạch cải thiện kịp thời. Mục đích cuối cùng hướng tới chính là kiểm soát và cải thiện hoạt động của tổ chức.